Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Home Người Cao Tuổi Cao huyết áp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị cho...

Cao huyết áp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị cho người cao tuổi

Cao huyết áp là gì? Đây là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc phải, nghĩa là trung bình cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh. Năm 2016, tỷ lệ này ở mức báo động đỏ với hơn 40% người lớn bị tăng huyết áp.

Cao huyết áp là bệnh gì?
Cao huyết áp là bệnh gì?

1. Cao huyết áp là bệnh gì?

Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu nãosuy tim, bệnh tim mạch vànhnhồi máu cơ tim,…

Một số loại cao huyết áp chủ yếu, bao gồm:

  • Cao huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp;
  • Tăng huyết áp thứ phát(Tăng huyết áp là triệu chứng của một số bệnh khác): Liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết;
  • Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường;
  • Tăng huyết áp khi mang thai, bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.

Khi mắc bệnh cao huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều sức ép hơn đến các mô và khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian. Huyết áp cao còn được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì bệnh thường không có triệu chứng. Thiếu hụt kiến thức về huyết áp cao có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là những câu hỏi trắc nghiệm vui giúp bạn hiểu đúng về bệnh cao huyết áp.

2. Huyết áp cao là bao nhiêu?

Như đề cập ở trên, huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch. Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương)

  • Huyết áp tối ưu: Dưới 120/80 mmHg;
  • Huyết áp bình thường: Từ 120/80 mmHg trở lên;
  • Huyết áp bình thường cao: Từ 130/85 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 1: Từ 140/90 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 2: Từ 160/100 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 3: Từ 180/110 mmHg trở lên;
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
  • Tiền tăng huyết áp khi:

Huyết áp tâm thu > 120 – 139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg.Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.

Huyết áp cao còn được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì bệnh thường không có triệu chứng
Huyết áp cao còn được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì bệnh thường không có triệu chứng

3. Triệu chứng cao huyết áp

 

Đa phần các triệu chứng của cao huyết áp đều khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.

Triệu chứng bệnh cao huyết áp thường không rõ ràng, chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đến khám định kỳ hoặc khám một bệnh khác.

Đúng như tên gọi mà nhiều nhà khoa học đã đặt cho căn bệnh: Cao huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”, những triệu chứng của bệnh đều không rõ ràng và hầu hết không xảy ra cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất nghiêm trọng. Lúc này, các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện và tước đi tính mạng bệnh nhân chỉ trong cái chớp mắt.

Đa phần các triệu chứng của cao huyết áp đều khá mờ nhạt
Đa phần các triệu chứng của cao huyết áp đều khá mờ nhạt

4. Nguyên nhân gây tăng huyết áp là gì?

 

Như đã đề cập, hầu hết các trường hợp tăng huyết áp đều không rõ nguyên nhân và được gọi là tăng huyết áp vô căn. Loại này thường là do di truyền, phổ biến hơn ở nam giới.

Bên cạnh đó, cao huyết áp thứ phát là hệ quả của một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay tác dụng gây ra bởi thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc lá. Loại này chỉ chiếm khoảng 5 – 10% trên tổng số ca bệnh cao huyết áp. Điều trị dứt điểm các nguyên nhân thứ phát có thể giải quyết được bệnh.

5. Những ai có nguy cơ mắc cao huyết áp?

 

Sau đây là một số đối tượng phổ biến của bệnh cao huyết áp:

  • Người lớn tuổi: Hệ thống thành mạch máu không còn duytrì được độ đàn hồi như trước, dẫn đến cao huyết áp;
  • Giới tính: Tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ. Tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với đàn ông cũng vào độ tuổi này;
  • Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thường cao hơn đối với các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử mắc bệnh tim mạch.

Những yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bao gồm:

  • Thừa cân béo phì;
  • Lối sống tĩnh tại, lười vận động;
  • Ăn uống không lành mạnh;
  • Ăn quá nhiều muối;
  • Sử dụng lạm dụng rượu, bia;
  • Hút thuốc lá;
  • Căng thẳng thường xuyên.

6. Điều trị bệnh cao huyết áp

Mục tiêu điều trị cao huyết áp là gì? Đó là để giữ cho huyết áp của bệnh nhân ổn định ở mức cho phép, thường là dưới 140/90 mmHg đối với mức huyết áp mục tiêu chung. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tăng huyết áp kèm theo các bệnh liên quan như đái tháo đường hoặc bệnh thận mãn tính, bác sĩ sẽ đề nghị một liệu trình điều trị nghiêm ngặt hơn để giữ cho huyết áp ổn định ở mức dưới 130/80 mmHg. Lưu ý, các mức huyết áp mục tiêu có thể khác nhau theo từng đối tượng bệnh nhân cụ thể. Sau đây là các phương pháp chữa trị cao huyết áp:

Các mức huyết áp mục tiêu có thể khác nhau theo từng đối tượng bệnh nhân cụ thể.

Thay đổi lối sống

Biện pháp không dùng thuốc bao giờ cũng chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng trong liệu trình điều trị chung. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bệnh nhân có thể kiểm soát huyết áp bằng cách:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Lành mạnh hơn và dùng ít muối (dưới 6g/ngày);
  • Tập thể dục đều đặn, vừa sức;
  • Cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân theo hướng dẫn;
  • Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc;
  • Tránh nhiễm lạnh đột ngột;
  • Kiểm soát tốt các bệnh liên quan;
  • Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp đúng theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp ngay tại nhà với máy đo thích hợp.
RELATED ARTICLES

Bật mí bí quyết “giữ lửa yêu” cho phụ nữ tuổi trung niên

Suy giảm sinh lý, ngại “yêu” là tình trạng thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên. Điều này không chỉ làm giảm chất...

Nguyên nhân và cách khắc phục chứng mất ngủ tuổi mãn kinh

Mất ngủ tuổi mãn kinh khiến chị em phụ nữ mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, sức khỏe và sắc đẹp....

Biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường nếu như không kiểm soát đường huyết tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Trong đó phải...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Bài viết mới nhất

Cách giữ làn da trẻ mãi không già cho chị em

Làn da thô ráp, xuất hiện nhiều nếp nhăn, lão hóa là nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ. Đặc biệt, từ 30...

Một vài lưu ý khi lựa chọn phương pháp ngừa thai cho bản thân

Mang thai ngoài ý muốn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, thậm chí người phụ nữ còn phải...

Que tránh thai được cấy như thế nào, có đau không?

Cấy que tránh thai được đánh giá mang lại hiệu quả ngừa thai cao lên đến hơn 99%. Phương pháp này sử dụng que...

Một số tác dụng phụ thường gặp và cách hạn chế khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Uống thuốc tránh thai hàng ngày là biện pháp ngừa thai đơn giản được đông đảo cặp đôi lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều chị em...