Thứ Ba, Tháng Sáu 6, 2023
Home Sức Khỏe Giới Tính Cây Đương Quy là gì? Công dụng và liều dùng như thế...

Cây Đương Quy là gì? Công dụng và liều dùng như thế nào?

Đương quy hay còn được gọi là nhân sâm dành riêng cho phụ nữ. Là loài cây được du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam từ năm 1960. Hiện nay được trồng tại các vùng núi phía bắc và tây nguyên. Nó có tên khoa học là Angelica sinensis, thuộc họ Hoa Đán. Người ta thường sử dụng rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây để làm thuốc chữa bệnh. Để biết rõ hơn về công dụng mời bạn theo dõi bài viết sau đây!

Tìm hiểu về cây đương quy

Đương quy là vị thuốc đầu tiên được biết đến trong việc điều trị các bệnh về mất cân bằng nội tiết tố nữ. Và được dùng nhiều trong các đơn thuốc bổ cũng như thuốc chữa bệnh khác. Mà bạn có thể tìm hiểu trong bài viết sau đây.

duong-quy
Vị thuốc đương quy được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền

Nguồn gốc của đương quy

Thuở xa xưa, bên dòng sông Bạch Long, có một ngôi làng trù phú. Cạnh đó là núi Đại Sơn, một kho tàng thảo dược quý. Nhưng trong rừng đầy thú dữ và rắn độc rất nguy hiểm nên không ai dám vào rừng săn bắn hay hái thuốc.

Có chàng thanh niên trong làng tên Vương Phúc cần cù chăm chỉ nho nhã, chuyên kiếm sống bằng nghề hái thuốc. Mặc dù biết đây là khu rừng nguy hiểm nhưng vẫn muốn đi vào để tìm kiếm thần dược. Nhà chỉ có hai mẹ con sống nương tựa vào nhau nên chàng hỏi ý kiến mẹ trước khi quyết định lên đường. Mẹ cậu vì thương lo con gặp nguy hiểm nên nghĩ cách ngăn cản. Bà yêu cầu con trai lấy vợ rồi muốn đi đâu thì đi. Cứ nghĩ rằng làm vậy con sẽ từ bỏ ý định nhưng không phải thế. Cuối cùng tới một ngày nọ, chàng trai gọi vợ và mẹ tới rồi trình bày ý nguyện của mình và dặn người vợ sau 3 năm không thấy anh ta về thì hãy kết hôn với người khác. Nói xong anh ta chạy vội đi để khỏi trông thấy cảnh mẹ và vợ khóc than buồn rầu.

Vương Phúc bỏ vợ một mình đi vào núi sâu tìm thảo dược. Sau 3 năm, vì chờ đợi thương nhớ chồng và làm lụng khổ sở vất vả, cuộc sống cô đơn buồn tủi tinh thần suy sụp, khí huyết trì trệ, ăn ngủ không được, nên dần dần sinh bệnh. Mẹ chàng hiền hậu vì thương con dâu, lại nghĩ con trai có lẽ đã chết nên bảo con dâu lấy chồng để có nơi nương tựa. Mặc dù còn rất yêu Vương Phúc nhưng chờ mãi không thấy anh quay về, lại thấy bản thân hay đau ốm sợ thành gánh nặng cho mẹ chồng, nàng đành vâng lời lấy một người đứng tuổi góa vợ trong làng.

Bất ngờ thay, nàng tái giá chưa được bao lâu, thì Vương Phúc đột ngột trở về. Nhìn thấy nhà cửa trống vắng, mẹ già ngồi ngẩn ngơ, cô vợ trẻ đẹp cũng không thấy bóng dáng thì buồn rầu không nguôi. Sau khi nghe mẹ kể lại mọi chuyện bao nhiêu chí khí anh hùng tiêu tan hết, anh vô cùng ân hận.

Vương Phúc nhờ bạn nhắn tin mong gặp lại vợ một lần. Khi gặp mặt, chàng nói: “Ta vốn định bán loại thảo dược mới kiếm được này để mua quần áo và trang sức cho nàng, nhưng chẳng ngờ nàng đã tái giá. Nay ta tặng lại nó cho nàng tùy ý sử dụng”. Hai người ôm nhau khóc ròng day dứt mãi không thể rời đi. Người vợ gần như phát điên, hối hận và tự trách mình.

Chịu không nổi sự day dứt, nàng bỏ ăn ngủ và bệnh cũ lại tái phát. Vì u uất buồn nản, nên càng ngày càng nặng không thầy thuốc nào có thể chữa khỏi. Trong cơn uất ức tuyệt vọng, nàng nhớ tới túi dược thảo chồng tặng. Vì muốn kết thúc cuộc đời mình bằng cách trúng độc nên nàng ăn sống những dược thảo đó. Chẳng ngờ sau khi ăn, không những không được như ý mà ngược lại kinh huyết còn khai thông và bệnh tình dần hồi phục. Để tưởng nhớ người đã tìm ra tên vị thuốc, người đời sau lấy hai từ Đương quy trong câu thơ Đường “Chính đương quy thì hựu bất quy” để đặt tên với ý nghĩa là quy về, nên quay về với chồng. Vị thuốc này chủ yếu dùng để điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe phụ nữ.

Thành phần hóa học của cây đương quy

Theo nghiên cứu cho thấy đương quy có vị ngọt, hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết. Rễ đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm đến 0,26%. Đây cũng là thành phần chính quyết định tác dụng của đương quy. Bên cạnh tinh dầu, rễ đương quy còn có các hợp chất khác như courmarin, saccharide, axit amin, sterol… Ngoài ra, cây đương quy còn có chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe chẳng hạn như vitamin B12.

Đương Quy không chỉ là vị thuốc đông y mà hiện nay còn được sử dụng rất phổ biến. Có thể ngâm rượu để dùng cho những người bệnh bị huyết áp thấp. Hay còn được sử dụng vào các món ăn để trị các bệnh về hôi nách.

Những công dụng bất ngờ của cây đương quy

Theo YHCT rễ đương quy thường được dùng để chữa bệnh về về phụ nữ như. Nội tiết tố nữ, huyết trệ, huyết hư, mất ngủ, thường xuyên đau đầu, hoa mắt, choáng váng, bế kinh, đau bụng kinh do bị ứ huyết sau khi sinh nên đau bụng, huyết lưu thông kém nên gây tức ngực, đau đầu, đau sườn, choáng váng…. Và chữa  đầy hơi và điều trị bệnh viêm khớp cũng như các bệnh về da. Đặc biệt để điều trị các bệnh trên đạt hiệu quả cao nhất người ta thường dùng rễ đương quy kèm theo các vị như thục địa, long nhãn, bạch thược,

Ngoài ra rễ đương quy còn có rất nhiều công dụng khác để chữa các bệnh khác. Mà bạn có thể theo dõi các bài thuốc quý từ cây đương quy ở dưới đây

Cách trồng đương quy

cach-trong-duong-quy

Đương quy thích ứng tốt với vùng có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp từ 15 – 25C. 

Nên trồng đương quy trên đất pha cát hoặc thịt nhẹ, nhiều mùn, tơi xốp, tầng canh tác sâu, thoát nước tốt.

Có thể gieo hạt đương quy trên vườn ươm sau đó đánh cây đi trồng, gieo hạt vào bầu sau đó đưa đi trồng hoặc gieo hạt trực tiếp.

Đương quy thường được trồng ở vùng miền núi phía Bắc vào khoảng tháng 10 – 11 và được thu hoạch vào tháng 11 – 12 năm sau.

Vào tháng 11- 12, khi lá cây đương quy đã úa vàng, người ta sẽ tiến hành thu hoạch. Nên thu hoạch vào những lúc thời tiết khô, có nắng, tránh hoạch khi mưa để phơi khô đương quy. 

Cách chế biến thành thuốc 

Đương quy sau khi được thu hoạch sẽ phải cắt bỏ lá, phần rễ giữ lại phơi khô để sử dụng. 

Có 3 cách chế biến đương quy là: quy đầu, quy thân và quy vĩ.

Người ta thường được thu hoạch đương quy vào mùa thu, lúc này rễ chứa nhiều hoạt chất nhất. Sau đó, rễ đương quy sẽ được xông khói với khí sulfur và cắt thành lát mỏng.

Đặc điểm của đương quy

Đương quy là cây thân thảo lâu năm, cao khoảng 40 – 60cm. Khi ra hoa, cây có thể cao lên đến 1m. Thân cây màu tím, hình trụ và có rãnh dọc. 

cây đương quy xẻ lông chim 3 lần, mọc so le nhau, mép lá có răng cưa không đều nhau. 

Hoa đương quy có màu trắng hoặc lục nhạt, mọc thành chùm ở phía ngọn cây, hoa lưỡng tính giao phấn nhờ côn trùng.  

Rễ cây phân nhánh nhiều, hình trụ, đường kính 2 – 3cm, dài 15 – 25cm, là bộ phận sử dụng làm thuốc. Rễ Đương quy chia làm 3 phần (Quy đầu, quy thân, quy vĩ).

Đương quy ra hoa vào khoảng tháng 6, 7 khi cây được 1- 3 năm tuổi.

Cây đương quy và những bài thuốc quý

Bằng thực tế lâm sàng, các nhà khoa học đã cho thấy đương quy là vị thuốc phù hợp nhất để chữa trị các chứng bệnh thường gặp đan xen với các triệu chứng như: huyết hư kèm chứng ứ huyết; vừa thiếu máu lại vừa bị bế kinh, đau bụng… hoặc vừa thiếu máu nhưng vẫn chảy máu cam, bị xuất huyết dưới da…

bai-thuoc-quy
Những bài thuốc quý từ cây đương quy” rất tốt cho sức khỏe.

Qua điều trị, người ta thấy phần đầu của đương quy vừa có tác dụng làm bổ huyết. Nhưng lại thiên về tác dụng chỉ huyết. Còn ở phần các đuôi rễ (còn gọi là quy vĩ), ngoài tác dụng bổ huyết. Thì lại thiên về tác dụng hoạt  huyết. Thế nên, đương quy được sử dụng là một trong số các nguyên liệu để tạo ra bài thuốc tứ vật thang.

Chữa dứt điểm 8 bệnh sau với bài thuốc tứ vật thang

Bài thuốc Tứ vật thang bao gồm có 4 vị trộn với nhau, theo tỷ lệ như sau. 12g đương quy, 8g xuyên khung có tính động là dương. 12g thục địa, 8g bạch thược và có tính tĩnh là âm. Có Âm – có Dương sẽ phụ trợ, bổ túc lẫn nhau. Với những vị như trên, bài thuốc Tứ vật thang có thể chữa được nhiều bệnh bằng cách gia giảm cho thích hợp. Theo Hải Thượng Lãn Ông thì có thể gia giảm như sau:

  1. Chữa máu nóng ở gan: Hiện tượng mặt nổi nhiều mụn, chữa dứt điểm bài thuốc tứ vật thang. Và thêm vị điều cầm (thứ hoàng cầm thật là nhỏ) khoảng 6g.
  2. Dùng cho người gầy có đờm: Chỉ cần cho thêm chi tử, chi mẫu, thêm hoàng bá mỗi vị 4g. Tất cả đều đem sao đen.
  3. Dùng cho người béo có đờm: Cho thêm nam tinh, bán hạ, mỗi vị 6g.
  4. Chữa huyết ứ: Cho thêm hồng hoa, đào nhân, mỗi vị 4g.
  5. Chữa phiền táo khó ngủ, phát sốt, khát nước: Cho thêm chi tử, hoàng liên, mỗi vị 4g. Tăng thêm bạch thược, bỏ đi xuyên khung.
  6. Chữa bế tắc kinh nguyệt đã lâu: Cho thêm quế tốt, hoàng kỳ, cam thảo, hồng hoa, khương hoạt, mộc thông, mỗi vị 4g.
  7. Chữa rong kinh, rỉ ra nhiều tháng: Cho thêm 8g hoàng kỳ, a giao, bách diệp, tục đoạn, mỗi vị 4g mang sao đen.
  8. Chữa huyết cũ, sinh huyết mới: Cho thêm cam thảo rồi tán nhỏ, hoàn viên với mật. Dùng xuyên khung, bạch thược, đương quy, cam thảo phơi khô, tán mịn. Thục địa mang tẩm rượu, giã nát, chưng với mật ong cho vừa chín tới. Mang trộn đều các vị, viên bằng ngón tay cái, dùng 3-4 lần mỗi ngày, mỗi ngày 2 viên là được.

Ngoài việc hoàn các vị trên thành viên, có thể dùng để sắc thuốc uống. Khi dùng lâu sẽ thấy chân huyết đầy đủ, da dẻ mát mẻ, ngăn ngừa được nhiều bệnh

Liều dùng đương quy

Các bệnh nhân khác nhau sử dụng đương quy với liều lượng khác nhau phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề khác. Hãy hỏi ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ để sử dụng liều lượng phù hợp vì đương quy có thể gây tác dụng phụ nếu sử dụng sai cách. 

Thông thường, mỗi ngày người ta dùng 3 – 6g đương quy dưới dạng rễ cây thô.

Tác dụng phụ của đương quy

Không thể phủ nhận rằng đương quy mang lại rất nhiều công dụng hữu ích và có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, đương quy có thể gây ra một số tác dụng phụ như: huyết áp thấp, chán ăn, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, kích ứng da, rối loạn cương dương, nhạy cảm với ánh sáng, có nguy cơ nhiễm độc hoặc viêm da khi tiếp xúc với ánh sáng,…

Bên cạnh đó, nếu cây đương quy được dùng chung với thuốc chống đông, người dùng có thể bị xuất huyết.

Ở mỗi người khác nhau thì tác dụng phụ sẽ được biểu hiện khác nhau, trên đây chỉ là một số tác dụng phụ phổ biến. Do đó, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ nếu bạn có thắc mắc về tác dụng phụ của đương quy nhé!

Những lưu ý khi sử dụng đương quy

Nên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng đương quy dưới dạng rượu thuốc, chiết xuất hoặc khi dùng cây thuốc tươi.

Pha loãng thuốc với nước khi dùng thuốc dưới dạng bào chế như: rượu thuốc, tinh dầu.

Dùng kem chống nắng vì đương quy làm da trở nên nhạy cảm và dễ bắt nắng.

Không đựng đương quy trong các dụng cụ bằng nhựa vì tinh dầu trong cây sẽ tương tác với vật đựng.

Trên đây là những thông tin tham khảo về vị thuốc đương quy. Nếu còn thắc mắc về vị thuốc này hãy gọi cho chúng tôi để được giải đáp.

RELATED ARTICLES

Nam giới mãn dục năm bao nhiêu tuổi? Có cách nào để làm chậm quá trình này?

Mãn dục nam là hội chứng đặc trưng bởi sự thiếu hụt nồng độ testosterone trong máu, gây ra nhiều thay đổi có ý...

Giải đáp: Cỏ cà ri có giúp nam giới tăng hormone testosterone được không?

Từ lâu, cỏ cà ri đã được sử dụng với mục đích tăng cường sức khỏe và điều trị các bệnh khác nhau từ...

Nguyên nhân gây rối loạn chức năng tình dục và cách điều trị

Rối loạn chức năng tình dục ở cả nam và nữ là nguyên nhân dẫn đến sự không hạnh phúc trong đời sống hôn...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Bài viết mới nhất

Nam giới mãn dục năm bao nhiêu tuổi? Có cách nào để làm chậm quá trình này?

Mãn dục nam là hội chứng đặc trưng bởi sự thiếu hụt nồng độ testosterone trong máu, gây ra nhiều thay đổi có ý...

Những biến chứng hoặc những vấn đề khác liên quan đến bướu giáp thai nhi?

Bướu giáp thai nhi là vấn đề hiện nay được khá nhiều chị em quan tâm cũng như đang rất mơ hồ về nguyên...

Những loại thực phẩm trẻ bị suy dinh dưỡng nên sử dụng

Suy dinh dưỡng là một tình trạng nguy hiểm có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh của trẻ đặc biệt trẻ nhỏ,...

Giải đáp: Cỏ cà ri có giúp nam giới tăng hormone testosterone được không?

Từ lâu, cỏ cà ri đã được sử dụng với mục đích tăng cường sức khỏe và điều trị các bệnh khác nhau từ...