Thứ Ba, Tháng Mười Một 12, 2024
Home Mẹ Và Bé Chăm sóc bé sốt do mọc răng như thế nào là đúng...

Chăm sóc bé sốt do mọc răng như thế nào là đúng cách?

Chăm sóc bé sốt do mọc răng như thế nào là đúng cách? Mọc răng là giai đoạn mà đứa trẻ nào cũng phải trải qua với dấu hiệu sốt kèm theo tiêu chảy nhẹ. Bé còn thích nhai ngón tay hoặc bất kỳ vật nào ở xung quanh.

Khoảng 2-3 ngày sau đó, khi những chiếc răng mới nhú lên, cũng là thời điểm dấu hiệu sốt và tiêu chảy ở bé giảm dần rồi mất hẳn. Tuy nhiên, không phải lúc nào bé sốt cũng là yếu tố cảnh báo bé sắp mọc răng.

Phân biệt bé sốt do mọc răng

Bé sốt do mọc răng thường đi kèm những dấu hiệu chuẩn bị mọc răng khác như: bé chảy nhiều dãi, thích kéo tai; bé ngứa răng nên thích “gặm” tay mẹ hoặc nhai những đồ vật khác; lợi bé có biểu hiện sưng đỏ; bé sốt theo từng cơn…

Nhiều trường hợp, bé sốt là do mắc chứng bệnh truyền nhiễm: bé sốt liên tục, ít hoặc hầu như không kèm theo các dấu hiệu mọc răng.

Để biết chắc bé sốt có phải là do mọc răng hay không, nên đưa bé đi khám. Nhiều trường hợp, người mẹ có thể nhẫm lẫn giữa tình trạng sốt mọc răng và sốt do những nguyên nhân khác.

Đa số trẻ nhỏ khi mọc răng đều kèm theo biểu hiện sốt
Đa số trẻ nhỏ khi mọc răng đều kèm theo biểu hiện sốt

Phương pháp chăm sóc các bé

Khi thấy bé nóng, nên nhanh chóng cặp nhiệt độ cho bé. Khoảng gần 38oC là bé sốt vừa, trên 38oC là bé sốt cao. Nếu bé sốt cao, bạn nên đưa bé đi khám sớm.

Bởi vì, bé sốt gần 39oC có thể kéo theo dấu hiệu bị co giật toàn thân, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh khiến bé bị hôn mê (hoặc tử vong).

Nếu không, bé cũng có thể phải đối mặt với di chứng giảm trí nhớ hoặc động kinh sau đó. Nên đặt nhiệt độ ở hậu môn hoặc kẹp nách cho bé, để đo được kết quả chính xác.

Có thể lau mát hạ sốt cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng. Mẹ nên tăng cường các cữ bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.

Với bé lớn hơn, khuyến khích bé uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường).

Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.

Nếu muốn dùng thuốc hạ sốt (để nhét hậu môn và uống) hoặc dùng cao dán hạ sốt cho bé, nên hỏi ý kiến bác sĩ thật cụ thể. Việc tùy ý dùng thuốc (nhất là kháng sinh) có thể khiến bé bị xuất huyết tiêu hóa

Những điều nên tránh trong việc chăm sóc bé sốt do răng

Tuyệt đối không dùng đá lạnh chườm hạ sốt cho bé. Bởi vì, đá lạnh vừa khiến bé khó chịu lại vừa khiến tình trạng sốt ở bé tồi tệ hơn do các mạch máu bị co lại. Đá lạnh cũng khiến bé dễ bị viêm phổi.

Bé bị sốt khi mọc răng ba mẹ không nên ủ ấm trẻ
Bé bị sốt khi mọc răng ba mẹ không nên ủ ấm trẻ

Không nên dùng cồn (hoặc rượu) lau người cho bé vì đây là một cách nguy hiểm. Rượu (cồn) khi bốc hơi có thể khiến bé ngộ độc. Chưa kể những loại rượu không an toàn thì càng nguy hiểm với bé hơn.

Không nên ủ ấm hoặc đắp chăn cho bé; thay vào đó, chỉ nên mặc quần áo mỏng, thoáng và có thể đắp vỏ chăn mỏng cho bé nếu thời tiết hơi lạnh. Nếu là mùa hè, nên mở cửa sổ phòng bé để không khí lưu thông.

Không nên đưa bé ra ngoài trời để tránh cho bé bị thay đổi thân nhiệt đột ngột. Cũng không được dùng cách vắt chanh vào miệng, giúp bé hạ sốt. Chanh có chứa acid nên có thể làm rộp (bỏng) da miệng của bé.

Không được đánh (cạo) gió cho bé. Bởi vì, cách này sẽ khiến bé bị rối loạn đông máu.

Tiếp đến, đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Hết sức thận trọng vì nếu không xử lý kịp thời, bé sẽ gặp nguy hiểm về sức khỏe. Hơn thế có thể để lại những di chứng nặng nề sau này như: chậm phát triển trí tuệ, rối loạn thần kinh… Sốt cao co giật hay đi kèm các dấu hiệu khác như: phát ban, khó thở…

Lưu ý ăn uống khi chăm sóc bé sốt kèm tiêu chảy

Nếu bé đang trong giai đoạn bú mẹ, không cần thiết phải kiêng khem quá mức. Người mẹ nên ăn uống đa dạng, kể cả những chất như: dầu mỡ, tôm, cá (chất tanh) để đảm bảo chất lượng sữa cho bé tiêu chảy bú.

Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm, nên duy trì chế độ dinh dưỡng cho bé thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa.

Các chuyên gia khuyên có thể cho bé ăn dầu (mỡ), tôm (cua), ăn thịt gà… như bình thường chứ không cần khiêng kem quá mức, khiến bé dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng trong khi giai đoạn mọc răng bé lại cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.

Lưu ý ăn uống khi chăm sóc bé sốt kèm tiêu chảy
Lưu ý ăn uống khi chăm sóc bé sốt kèm tiêu chảy

RELATED ARTICLES

Tiền sản giật là gì? Bị tiền sản giật khi mang thai có nguy hiểm không?

Tiền sản giật khi mang thai là một bệnh lý mà có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai...

Nắm rõ những thời điểm sau để tăng khả năng thụ thai thành công

Phần lớn các cặp vợ chồng đều mong muốn có thai một cách tự nhiên mà không cần đến sự can thiệp của y...

Có nên tắm hàng ngày cho trẻ sơ sinh không? và những lưu ý

Có rất nhiều mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không? Thời gian tắm lúc nào thì thích hợp và tắm...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Bài viết mới nhất

Cách giữ làn da trẻ mãi không già cho chị em

Làn da thô ráp, xuất hiện nhiều nếp nhăn, lão hóa là nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ. Đặc biệt, từ 30...

Một vài lưu ý khi lựa chọn phương pháp ngừa thai cho bản thân

Mang thai ngoài ý muốn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, thậm chí người phụ nữ còn phải...

Que tránh thai được cấy như thế nào, có đau không?

Cấy que tránh thai được đánh giá mang lại hiệu quả ngừa thai cao lên đến hơn 99%. Phương pháp này sử dụng que...

Một số tác dụng phụ thường gặp và cách hạn chế khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Uống thuốc tránh thai hàng ngày là biện pháp ngừa thai đơn giản được đông đảo cặp đôi lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều chị em...