Từ lâu sâm đã được biết đến là vị thuốc quý giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Vậy người tiểu đường có dùng được sâm không? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết nhé!
Từ xa xưa, nhân sâm đã được xem là vị thuốc quý tốt cho sức khỏe con người. Nhưng nhiều người vẫn băn khoăn không biết người tiểu đường có dùng được sâm không? Câu trả lời sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây của chúng tôi:
Người tiểu đường có dùng được sâm không?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng đi phân tích thành phần và công dụng của nhân sâm. Y học hiện đại nghiên cứu đã cho thấy trong nhân sâm có chứa đến 20 nguyên tố vi lượng, 17 loại acid amin cùng các acid béo có lợi cho cơ thể như: Daucosterol, Ginsenoside, Glucid, Peptide…Chính vì thế mà nhân sâm từ lâu đã được xem là dược liệu quý rất tốt cho sức khỏe.
Người ta thường sử dụng sâm để bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. Đặc biệt, sâm còn có tác dụng rất tốt trong việc thúc đẩy sự phát triển của các tế bào mới trong cơ thể. Kích thích hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết và hệ thần kinh hoạt động mạnh mẽ hơn.
Ngoài ra, nhân sâm còn được chứng minh là có tác dụng cải thiện chức năng tuyến tụy, tăng cường sản xuất insulin cho cơ thể hấp thu đường huyết trong các mô tốt hơn. Từ đó giúp cho người bệnh tự điều hòa đường huyết trong cơ thể, ngăn chặn đường huyết tăng cao và giảm biến chứng của tiểu đường. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng được nhân sâm.
Tác dụng của nhân sâm với người bệnh tiểu đường?
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, nhân sâm có tác dụng tốt với bệnh tiểu đường. Dưới đây sẽ là những tác dụng cụ thể cho các bạn tham khảo:
Tăng cường sản xuất insulin
Việc sử dụng nhân sâm mỗi ngày sẽ giúp kích thích tuyến tụy tăng cường sản xuất insulin từ đó giúp hỗ trợ quá trình hấp thu và chuyển hóa glucose trong cơ thể tốt hơn. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, hoạt chất ginsenoside có trong nhân sâm còn có khả năng cải thiện tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường rất tốt.
Ổn định đường huyết
Trong nhân sâm có chứa một hoạt chất có tên Insulin Analogue. Hoạt chất này có cơ chế tác dụng tương tự như insulin. Hàm lượng Saponin cao có trong nhân sâm cũng giúp loại bỏ các chất làm tăng đường huyết trong cơ thể. Từ đó giúp hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường giảm thiểu lượng đường trong máu và duy trì chỉ số đường huyết an toàn.
Kích thích lưu thông máu, giảm cholesterol
Nhân sâm từ lâu đã được chứng minh có tác dụng lưu thông khí huyết. Nhờ đó mà tuần hoàn máu được diễn ra một cách thuận lợi. Điều này sẽ làm giảm áp lực trên mành mạch máu, hạn chế tích tụ cholesterol xấu trong cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường dùng nhân sâm sẽ hạn chế các yếu tố gây biến chứng tim mạch.
Ngoài những tác dụng chính trên đây, bệnh nhân tiểu đường sử dụng nhân sâm còn giúp: cải thiện chức năng gan, tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống oxy hóa…
Người bệnh tiểu đường nên uống bao nhiêu sâm mỗi ngày?
Theo các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên sử dụng tối đa 200mg nhân sâm mỗi ngày. Và nếu bắt đầu sử dụng nên sử dụng từ liều thấp trước tức là dùng khoảng 50mg mỗi ngày sau đó mới tăng dần lên 200mg. Điều này sẽ giúp cho tình trạng hạ đường huyết diễn ra từ từ và khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy sẽ hiệu quả hơn.
Bệnh nhân tiểu đường nên dùng nhân sâm khi bụng đói. Vì lúc này khả năng hấp thu dưỡng chất từ nhân sâm và thành ruột sẽ dễ dàng hơn, không bị cản trở bởi thức ăn có trong dạ dày. Vì thế, các bạn hãy uống sâm trước khi ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ. Ngoài ra, bệnh nhân nên tránh dùng sâm vào buổi tối có thể gây kích thích thần kinh khiến cho đầu óc hưng phấn, làm cho bệnh nhân bị mất ngủ và khó ngủ hơn.
Hướng dẫn cách dùng nhân sâm cho bệnh nhân tiểu đường
Trên thực tế, bệnh nhân có rất nhiều cách sử dụng nhân sâm tùy vào sở thích. Dưới đây là 3 cách dùng nhân sâm đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo:
Hãm trà sâm
Với cách này các bạn có thể sử dụng khoảng 200mg nhân sâm tươi hoặc 50mg nhân sâm khô mỗi ngày. Với sâm củ, bạn nên thái lát mỏng và cho vào nước sôi hãm như hãm trà trong vòng 15 phút. Các bạn nên hãm đi hãm lại sâm nhiều lần để có thể lấy được hết dinh dưỡng trong sâm. Sau khi uống nước, bã sâm cũng không nên bỏ đi nên ăn cả bã sâm sẽ hiệu quả hơn.
Sắc nước sâm
Ngoài cách hãm trà thì sắc nước sâm để uống cũng được xem là cách dễ áp dụng nhất. Với cách này, các bạn sẽ chắt được nhiều dưỡng chất từ sâm. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Bạn lấy 200mg sâm tươi đem rửa sạch cho vào ấm sắc với khoảng 200ml nước trong 30 phút.
- Bước 2: Bạn chắt nước sâm ra bát để nguội và uống trong ngày. Phần bã sâm cũng có thể ăn trực tiếp.
Ngậm sâm
Các bạn cũng có thể sử dụng sâm khô hoặc sâm tươi thái lát để ngâm đều hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi ngày bệnh nhân cần đảm bảo lượng sâm không đưa vào cơ thể quá 200mg. Mỗi lần ngậm ít nhất 30 phút và sau đó có thể nhai kỹ và nuốt với nước.
Trên đây, chúng tôi đã trả lời cho các bạn người tiểu đường có dùng được sâm không? Ngoài việc sử dụng nhân sâm để ổn định đường huyết, bệnh nhân tiểu đường có thể tham khảo sử dụng thêm một số loại thảo dược thiên nhiên khác như dây thìa canh. Dược liệu này đã được chứng minh có công dụng ổn định đường huyết và ngăn chặn biến chứng tiểu đường hiệu quả cho bệnh nhân.