Thứ Sáu, Tháng Mười Hai 27, 2024
Home Sức Khỏe Giới Tính Vai trò của Hormone FSH - Chỉ số FSH như thế nào...

Vai trò của Hormone FSH – Chỉ số FSH như thế nào là bình thường, bất thường?

Hormone FSH có thể nói là một trong những hormone quan trọng đối với cơ thể người phụ nữ, đặc biệt là chu kỳ kinh nguyệt và khả năng thụ thai. Vậy Hormone FSH là gì? Biến động ra sau trong chu kì? Nồng độ như thế nào là bình thường?… Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau.

Hormone FSH là gì?

FSH (Follicle Stimulating Hormone ) hay với tên gọi là hormone kích thích nang trứng, là một loại hormon được tuyến yên và một tuyến nhỏ bên trong não sản xuất. 

fsh
Hormone FSH là gì? Có ý nghĩa như thế nào với phụ nữ

FSH có vai trò kiểm soát chu kì kinh nguyệt và kích thích tăng trưởng của trứng, làm cho trứng trưởng thành và sẵn sàng cho quá trình rụng trứng. Vì vậy, nồng độ FSH ở phụ nữ sẽ khác nhau ở các thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt, với mức cao nhất xảy ra ngay trước khi trứng được phóng thích bởi buồng trứng (thời điểm rụng trứng).

Khi tiến hành xét nghiệm FSH mà thấy bất thường có thể nghĩ tới mãn kinh, hội chứng buồng trứng đa nang hoặc u nang buồng trứng ở phụ nữ. Tất cả những điều kiện này có thể có tác động bất lợi đến khả năng sinh sản. Vậy nên, nếu khó khăn khi mang có thể kiểm tra mức độ FSH để làm căn cứ chẩn đoán vô sinh.

Xét nghiệm FSH là gì?

Xét nghiệm FSH giúp chẩn đoán tình trạng chức năng của trục dưới đồi, tuyến sinh dục ở cả nam và nữ, tình trạng suy giảm chức năng tuyến sinh dục, dậy thì sớm, rối loạn kinh nguyệt, mãn kinh hay tình trạng vô sinh ở nữ giới. Vai trò của việc xét nghiệm FSH ở nam và nữ cụ thể như sau:

Xét nghiệm FSH nội tiết tố ở nam

Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH) ở nam giới có tác dụng kích thích tế bào Sertoli sản sinh tinh trùng. Hormone FSH được tiết ra theo từng nhịp trong ngày chủ yếu ở tuyến yên. Vì vậy, trong ngày sẽ ít có sự thay đổi chỉ số FSH. Cơ thể nam giới khỏe mạnh thì lượng hormone FSH thông thường sẽ có trong giới hạn từ 2 – 12 mIU/ml.

Chỉ số hormone FSH cao thì tinh hoàn sẽ mất đi khả năng sinh tinh. Một khi tinh hoàn không còn sinh tinh được nữa đồng nghĩa với việc sẽ không có bất kì liệu pháp điều trị nào mang lại hiệu quả. Nếu chỉ số FSH thấp thì người bệnh có thể đã bị suy hạ đồi, suy tuyến yên.

Xét nghiệm FSH nội tiết nữ

Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH) ở nữ giới được tiết ra từ tuyến yên và có tác dụng kích thích sự phát triển của nang noãn. Nếu nghi ngờ rối loạn nội tiết tố nữ thì cần xét nghiệm định lượng FSH.

FSH có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình kích thích nang trứng ở nữ, nó phát triển thông qua sự sản xuất estradiol và progesterol, tạo điều kiện tăng bài tiết estrogen trong giai đoạn nang trứng.

Xét nghiệm FHS sẽ cho biết tình trạng của nang trong buồng trứng, bên cạnh đó cũng báo hiệu thời gian trứng chuẩn bị rụng. Đặc biệt, hormone FSH còn có thể giúp kích thích sự sản xuất progesterone, kiểm soát lượng FSH và điều tiết quá trình sinh sản trong giai đoạn hoàng thể. Khi xét nghiệm FSH được kết hợp cùng một số xét nghiệm khác thì sẽ tìm ra nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều, các bệnh liên quan đến buồng trứng hoặc các dấu hiệu làm rối loạn tuyến yên.

Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm hormon FSH? 

Xét nghiệm hormone FSH thực hiện trên huyết thanh và bệnh nhân không cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu. Một vài trường hợp nhất định, bệnh nhân sẽ được khuyến cáo tạm ngưng sử dụng các loại thuốc có khả năng làm thay đổi hoặc ảnh hưởng đến chỉ số FSH và kết quả xét nghiệm trong khoảng 2 ngày trước khi xét nghiệm.

Nguyên nhân làm thay đổi nồng độ FSH máu

Nguyên nhân làm nồng độ FSH tăng hoặc giảm có rất nhiều. Và sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu làm tăng nồng độ FSH trong máu là:

  • Đối với nam giới: suy giảm cơ quan sinh dục, không đủ số lượng tinh hoàn, sau khi cắt bỏ tinh hoàn, bệnh đột biến nhiễm sắc thể: hội chứng Klinefelter,… Ngoài ra còn có nguyên nhân phổ biến khác là dậy thì sớm.
  • Đối với nữ giới: suy giảm cơ quan sinh dục, vô kinh nguyên phát, sau khi cắt tử cung, bệnh đột biến nhiễm sắc thể Turner, tăng hormone tuyến yên, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Cũng như nam giới, dậy thì sớm cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tăng nồng độ FSH trong máu.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến giảm nồng độ FSH trong đó có thể kể đến 1 số nguyên nhân chính như: sử dụng các loại thuốc tránh thai, thuốc bổ sung estrogen hoặc progesteron, vô kinh, tăng sản tuyến thượng thận, gặp những bất thường về chức năng của vùng dưới đồi, những người bị chậm dậy thì hoặc dậy thì quá sớm (dậy thì trước tuổi)…

Chỉ số FSH mang ý nghĩa gì trong chu kỳ kinh nguyệt và mang thai

Trong cơ thể người phụ nữ chỉ số hormone FSH có vai trò đặc biệt quan trọng. Khi các bác sĩ định lượng được nồng độ của hormone này trong cơ thể bạn sẽ giúp bác sĩ đánh giá và đưa ra phương pháp tốt hơn cho bạn.

Định lượng FSH ở nữ trong chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt  được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn nang trứng và giai đoạn hoàng thể. Trong diễn biến 1 chu kì, các hormone được thay đổi với quy luật tự nhiên, trong đó hormone FSH cũng biến đổi không phải là ngoại lệ.

  • Giai đoạn nang trứng: Trong giai đoạn tạo nang buồng trứng của chu kỳ kinh nguyệt, FSH khởi động sự sản xuất estradiol, sau đó hai hormone này cùng hoạt động song song giúp nang buồng trứng phát triển thêm. Từ đó gây tác động ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên để tăng cường giải phóng GnRH và LH, thúc đẩy sự rụng trứng.
  • Thời điểm rụng trứng: Nồng độ FSH và LH tăng đột ngột vào giữa chu kỳ kích thích buồng trứng và gây ra rụng trứng.
  • Giai đoạn hoàng thể: Các nang sau khi vỡ sẽ phát triển thành một hoàng thể thoái hóa chậm. Hoàng thể lúc này sẽ tiết ra progesterone nồng độ cao và estrogen ở mức độ thấp. Việc này  ức chế bài tiết FSH và LH. Lượng FSH trở lại mức cơ bản hoặc giảm nhẹ dưới nồng độ bình thường.

Hormone FSH tác động như thế nào đến khả năng mang thai

fsh-1
Xét nghiệm hormone FSH nhằm phát hiện hội chứng buồng trứng đa nang ở phụ nữ

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, nồng độ FSH ảnh hưởng đến khả năng của chị em phụ nữ.

Nếu bạn có nồng độ FSH cao (> 10 mIU / mL) trong máu khi bắt đầu chu kỳ (ngày 2-4), đó có thể là một dấu hiệu của suy buồng trứng, trứng kém chất lượng, giảm tỷ lệ cấy ghép, đặc biệt là giảm khả năng sinh sản.

Còn nếu nồng độ thấp thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Phụ nữ mắc PCOS không thể rụng trứng thường xuyên, và rất dễ dẫn đến vô sinh. Trong trường hợp đó, chị em rất cần sự tư vấn và can thiệp từ các bác sĩ chuyên khoa sản để tìm ra phương pháp giúp lựa chọn được thời điểm quan hệ thích hợp cũng như sử dụng biện pháp giúp tăng khả năng mang thai.

Mặc khác, nếu FSH thấp bất thường mà kết hợp cùng LH cũng thấp, điều này có thể cho thấy vấn đề với chức năng của tuyến yên hoặc vùng dưới đồi (hai phần của não đóng vai trò quan trọng trong việc rụng trứng).

Định lượng FSH giúp đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng ở nữ như thế nào?

Nồng độ FSH giúp các bác sĩ chuyên khoa sản có thẻ định lượng để kiểm tra khả năng dự trữ buồng trứng cũng như số lượng trứng, chất lượng trứng còn lại của người phụ nữ.

Để thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sẽ thực hiện lấy máu vào ngày thứ ba của chu kỳ kinh nguyệt. Chỉ trong ngày, hoặc muộn nhất là sau 24h kể từ khi lấy mẫu là có thể biết chính xác kết quả định  lượng FSH.

Ngoài xét nghiệm FSH, các bác sĩ sẽ kết hợp với các xét nghiệm khác như độ hormone luteinizing, estradiol và progesterone để xác định rõ ràng dự trữ buồng trứng của phụ nữ.

Nếu kết quả trả về có nồng độ FSH dưới 10 mIU / ml mức estradiol dưới 60 pg / ml vào chu kỳ ngày 3 của chu kỳ kinh nguyệt cho thấy dự trữ buồng trứng tối ưu.

Chỉ số FSH như thế nào là bình thường?

Thời điểm để thử nghiệm FSH là rất quan trọng. Do mức độ FSH thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, nên phạm vi bình thường của phạm vi khác nhau thay đổi theo ngày. Như đã nói ở trên, để xét nghiệm khả năng sinh sản cơ bản và để đánh giá dự trữ buồng trứng, bạn cần xét nghiệm máu vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt. Khi đó, nồng độ của estrogen và progesterone xuống thấp nhất và nồng độ của FSH được coi là mức chỉ số cơ bản để đánh giá với các trường hợp tăng giảm lượng hormone. (Tính ngày đầu tiên của chu kỳ là ngày chu kỳ của bạn bắt đầu).

fsh-2
Chỉ số FSH như thế nào là bình thường

Chỉ số FSH được cho là bình thường nếu trong giới hạn này:

  • Giai đoạn tạo nang trứng: 1,68 – 15 IU/L
  • Giai đoạn giữa chu kỳ kinh nguyệt: 21,9 – 56,6 IU/L
  • Giai đoạn tạo hoàng thể: 0,61 – 16,3 IU/L
  • Giai đoạn tiền mãn kinh: 14,2 – 15,3 IU/L

Trong trường hợp đang dùng một số loại thuốc như: thuốc tránh thai, clomiphene (điều trị vô sinh do không rụng trứng) , digitalis (điều trị bệnh tim mạch thuộc nhóm glycosid tim) và levodopa (dùng điều trị bệnh Parkinson),… bác sĩ khuyến cáo: bạn nên ngưng sử dụng và chờ ít nhất 4 tuần trước khi kiểm tra nồng độ FSH.

Trong vòng 48 tiếng trước khi đi khám phụ khoa bạn không nên uống nước, sử dụng băng vệ sinh, không quan hệ tình dục và sử dụng kem hoặc thuốc bảo vệ trong âm đạo.

Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng bạn đã biết được hormone FSH là gì? Cũng như những vấn đề liên quan giữa FSH và chu kỳ kinh nguyệt, khả năng sinh sản. Nếu có vấn đề về sức khỏe, gặp khó khăn trong việc mang thai hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ, bổ sung và điều chỉnh hàm lượng nội tiết trong cơ thể. Chúc chị em có một sức khỏe khỏe mạnh và hạnh phúc.

RELATED ARTICLES

Một vài lưu ý khi lựa chọn phương pháp ngừa thai cho bản thân

Mang thai ngoài ý muốn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, thậm chí người phụ nữ còn phải...

Que tránh thai được cấy như thế nào, có đau không?

Cấy que tránh thai được đánh giá mang lại hiệu quả ngừa thai cao lên đến hơn 99%. Phương pháp này sử dụng que...

Một số tác dụng phụ thường gặp và cách hạn chế khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Uống thuốc tránh thai hàng ngày là biện pháp ngừa thai đơn giản được đông đảo cặp đôi lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều chị em...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Bài viết mới nhất

Cách giữ làn da trẻ mãi không già cho chị em

Làn da thô ráp, xuất hiện nhiều nếp nhăn, lão hóa là nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ. Đặc biệt, từ 30...

Một vài lưu ý khi lựa chọn phương pháp ngừa thai cho bản thân

Mang thai ngoài ý muốn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, thậm chí người phụ nữ còn phải...

Que tránh thai được cấy như thế nào, có đau không?

Cấy que tránh thai được đánh giá mang lại hiệu quả ngừa thai cao lên đến hơn 99%. Phương pháp này sử dụng que...

Một số tác dụng phụ thường gặp và cách hạn chế khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Uống thuốc tránh thai hàng ngày là biện pháp ngừa thai đơn giản được đông đảo cặp đôi lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều chị em...