Mỗi hormone đều có những chức năng riêng đối với cơ thể. Prolactin cũng là một hormone có vai trò vô cùng quan trọng. Định lượng hormone này giúp đánh giá, phát hiện các vấn đề bất thường của cơ thể. Đặc biệt là chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về chức năng sinh sản của nữ giới. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem prolactin là gì?
Prolactin là gì?
Prolactin (PRL) hay còn gọi là luteotropic hormon hoặc luteotropin, là một loại protein được sản xuất ra từ thùy trước của tuyến yên, được tiết theo từng giai đoạn nhằm đáp ứng các vấn đề về ăn uống, giao hợp, điều tiết estrogen và quá trình rụng trứng…
Đặc biệt, Cơ quan đích của prolactin là tuyến vú với vai trò thúc đẩy sự phát triển của tuyến vú, đồng thời biệt hóa tuyến vú, kích thích tuyến vú tiết sữa sau khi sinh con rồi kết hợp với oxytocin để đẩy sữa ra ngoài. Tuy nhiên, khi prolactin tăng cao để làm nhiệm vụ cao cả của người mẹ thì hàm lượng hormone estrogen và progesterone lại sụt giảm đột ngột gây ra những rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh. Ở thời điểm này, nếu chị em không điều chỉnh được có thể dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm như trầm cảm sau sinh, thậm chí tự tử vì không chịu được sự “xuống cấp” của cơ thể, áp lực từ nhiều phía bủa vây.
Vai trò của hormone Prolactin
Hormone prolactin có vai trò rất quan trọng đối với quá trình điều hòa hệ miễn dịch, quá trình trao đổi chất và ảnh hưởng đến sự phát triển của tuyến tụy. Cơ chế hoạt động của prolactin có liên quan trực tiếp đến sự sinh trưởng của tế bào. Hormone prolactin tác động mạnh đến quá trình tạo máu và đông máu.
Tuyến vú là cơ quan đích của hormone prolactin có với vai trò kích thích sự phát triển và biệt hóa tuyến vú, thúc đẩy tuyến vú tiết sữa sau sinh. Phụ nữ không đủ sữa để cho con bú thường do prolactin bị suy giảm sau khi sinh.
Prolactin hay còn gọi là kích tố dưỡng thể vàng. Trong hệ sinh dục, hormone này tác động đến quá trình rụng trứng. Nồng độ prolactin và estrogen trong máu tỉ lệ nghịch với nhau. Do đó, khi nồng độ prolactin trong máu tăng cao sẽ làm giảm lượng estrogen, khiến cơ thể không thể sản xuất ra hormone LH, trứng không được yếu tố kích thích nên không thể rụng, dẫn đến vô kinh, khó thụ thai, thậm chí là vô sinh hiếm muộn.
Chỉ số Prolactin cao có nguy hiểm không?
Để kiểm tra chính xác nồng độ prolactin, bạn có thể tiến hành xét nghiệm.
Nồng độ prolactin trong cơ thể thay đổi khác nhau theo các thời điểm của từng giai đoạn. Nhưng thường, lượng prolactin máu sẽ tăng dần khi ngủ và đạt cao nhất ở buổi sáng với thời gian bán hủy sinh học từ 20 – 30 phút. Do đó, thời điểm tốt nhất để lấy máu làm xét nghiệm định lượng prolactin là vào buổi sáng, khoảng 3 – 4 giờ sau khi thức dậy.
Dưới đây là bảng đối chiếu khoảng xét nghiệm cho thấy chỉ số prolactin bình thường:
Chỉ số bình thường | ng/ml | µIU/ml | mIU/l |
Phụ nữ không mang thai | 2-29 | 42,4-614,8 | 42,4-614,8 |
Phụ nữ mang thai và cho con bú | 10-209 | 212-4430,8 | 212-4430,8 |
Nhìn vào bảng trên, bạn có thể dễ dàng xác định được hàm lượng prolactin của mình có vượt qua ngưỡng tiêu chuẩn hay không để sớm đưa ra những điều chỉnh cho cơ thể.
Giải thích hiện tượng này, các chuyên gia đã chỉ ra một vài nguyên nhân:
Nguyên nhân bệnh lý của hệ sinh dục
- Vô sinh ở nữ giới
- Rối loạn kinh nguyệt
- Thiếu estrogen trong máu
Nguyên nhân bệnh lý ngoài sinh dục
- Người có khối u tuyến yên, thường là các khối u nhỏ kích thước trên dưới 1cm
- Suy giáp hay có bệnh lý vùng dưới đồi, bệnh lý về thận, gan…
- Căng thẳng tâm lý kéo dài
- Sau chấn thương thành ngực
- Sử dụng các các kích thích mạnh
- Ảnh hưởng của thuốc điều trị huyết áp, trầm cảm hay trào ngược dạ dày, thực quản.
Xét nghiệm prolactin vào thời điểm nào?
Đối với nữ giới, nếu có triệu chứng của một khối u lành tính ở tuyến yên do sản xuất thừa prolactin thì sẽ được chỉ định xét nghiệm prolactin. Các triệu chứng đó bao gồm:
- Thường xuyên đau đầu mà không rõ nguyên nhân tại sao
- Thị lực dần suy giảm
- Không mang thai hoặc đang cho con bú nhưng vẫn có dấu hiệu tiết sữa
- Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định cũng có thể được chỉ định xét nghiệm prolactin.
Đối với nam giới, các biểu hiện của việc sản xuất thừa prolactin như sau:
- Thường xuyên đau đầu mà không rõ nguyên nhân tại sao
- Thị lực dần suy giảm
- Không còn ham muốn
- Nam giới cũng có thể phải thực hiện xét nghiệm prolactin nếu nghi ngờ chức năng của tinh hoàn, chức năng cương dương bị rối loạn, nồng độ testosterone thấp hơn mức bình thường hoặc núm vú có hiện tượng tiết sữa bất thường.
Ngoài ra, đối với các trường hợp đang sử dụng các loại thuốc có ảnh hưởng đến sự sản xuất dopamine cũng cần làm xét nghiệm prolactin vì hormone dopamine thường ức chế khả năng bài tiết prolactin của cơ thể.
Vậy Prolactin cao ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào?
Bất kỳ những bất thường nào cũng đều không tốt. Trong trường hợp chỉ số prolactin cao sẽ ngăn cản sự rụng trứng ở phụ nữ. Khi đó, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị ngừng hẳn lại (tắt kinh) và họ sẽ mất khả năng có con.
Ở một mức độ nhẹ hơn, người có chỉ số prolactin cao vẫn có kinh nguyệt bình thường, vẫn rụng trứng nhưng không sản xuất đủ hormone progesterone sau khi rụng trứng, khiến trứng thụ tinh không thể làm tổ, dẫn đến không thể thụ thai.
Prolactin cao nên ăn gì, làm gì để điều chỉnh cân bằng?
Nếu xét nghiệm và thấy chỉ số prolactin cao hơn giới hạn cho phép. Đầu tiên, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống để khắc phục hiện tượng này. Chị em có thể lưu ý điều chỉnh như sau:
- Tăng cường thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ vào mỗi bữa ăn. Một vài gợi ý tiêu biểu đó chính là: Đậu nành và các hạt họ đậu, hạt lanh, vừng, óc chó, hạnh nhân, cá hồi,… Ngoài ra, có thể bổ sung bằng sản phẩm nội tiết tố nữ được làm từ estrogen thảo dược tinh chất mầm đậu nành rất an toàn và không cần những chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ.
- Thực hiện chế độ thanh lọc cơ thể bằng việc hạn chế các thực phẩm làm bằng bột mì trắng, đường, hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu, mỡ… Thay vào đó hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu chất xơ và vitamin. Gợi ý về 3 trái cây đứng đầu danh sách cải thiện chỉ số prolactin cao chính là chuối, táo, dưa hấu.
- Ngoài ra, hãy lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn, để tránh, hạn chế độc tố, hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn.
Các câu hỏi liên quan
Prolactin cao có nguy hiểm không?
Prolactin trong máu tăng có thể xảy ra ở cả nam giới lẫn nữ giới. Tuy nhiên thường phổ biến ở nữ giới hơn. Hơn 30% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản có nồng độ prolactin trong máu cao dẫn đến tình trạng khó mang thai hoặc đặc biệt hơn là tiết sữa khi đang không có thai hoặc cho con bú.
Prolactin trong máu tăng sẽ ức chế sự sản xuất các hormon như estrogen và progesterone, làm rối loạn kinh nguyệt, ngừng rụng trứng thậm chí là vô kinh.
Tuy nhiên, một vài phụ nữ không có biểu hiện bất thường nào mặc dù prolactin cao hơn bình thường.
Nam giới prolactin cao ngoài triệu chứng tiết sữa bất thường còn có bất lực, rối loạn cương dương, giảm ham muốn, ít tinh trùng, thậm chí không sản xuất được tinh trùng dẫn đến vô sinh.
Prolactin cao có khả năng sinh con được không?
Prolactin cao ở nam giới không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Tuy nhiên, đối với phụ nữ thì có khả năng gây vô sinh, hiếm muộn.
Prolactin cao làm ức chế nhịp tiết GnRH và tăng hoạt tính dopaminergic tại vùng hạ đồi dẫn đến nồng độ FSH và LH thấp. Đây là nguyên nhân chính làm rối loạn kinh nguyệt, do trứng không rụng theo chu kỳ hoặc không rụng trứng.
Prolactin cao khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Phụ nữ đang mang thai thường có hàm lượng prolactin trong máu cao. Nhiệm vụ chính của việc sản xuất hormone prolactin là kích thích tuyến vú tạo ra sữa mẹ.
Nồng độ prolactin có thể tăng lên đến 10 hoặc thậm chí là 20 lần khi phụ nữ mang thai. Prolactin sẽ cao trong suốt quá trình mang thai và cho con bú. Đối với những phụ nữ không cho con bú, thì sau khi sinh nồng độ prolactin trong máu có thể trở lại bình thường ngay.
Trên đây là những nội dung tổng quát nhất về hormone prolactin và những điều chỉnh khi cơ thể có chỉ số hormone này cao. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên là hữu ích đối với bạn đọc. Chúc bạn có được một cơ thể khỏe mạnh với toàn bộ chỉ số hormone “lí tưởng”.