Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Home Sức Khỏe Giới Tính Tiểu rắt ở nữ có nguy hiểm không? Triệu chứng, nguyên nhân...

Tiểu rắt ở nữ có nguy hiểm không? Triệu chứng, nguyên nhân và phòng ngừa tại nhà

Nếu bạn phải đi vệ sinh liên tục cả ngày đêm để giải quyết cơn buồn tiểu, thậm chí, đôi khi bạn không thể kiểm soát chúng và tiểu són, rất có thể bạn đang gặp vấn đề về tiểu rắt. Bài viết sẽ mang đến cho bạn những triệu chứng của chứng tiểu rắt ở nữ. Đồng thời, cách điều trị và phòng ngừa cũng sẽ được đề cập.

Ở phụ nữ, tiểu rắt không chỉ gây khó chịu và ảnh hướng đến sinh hoạt hàng ngày, đôi khi nó còn là dấu hiệu của một vấn đề y tế nghiêm trọng.

1. Tiểu rắt ở nữ là gì?

Tiểu rắt ở nữ là tình trạng đi tiểu với tần suất cao bất thường trong ngày. Song lượng nước tiểu ra rất ít trong mỗi lần tiểu. Đôi khi, vấn đề tiểu rắt ở nữ cùng đi kèm với són tiểu, tiểu gấp và tiểu không kiểm soát.

Tiểu rắt có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của chị em khi liên tục buồn tiểu vào ban đêm. Ngoài ra, tình trạng són tiểu, tiểu rắt của phụ nữ cũng có thể làm tăng khả năng viêm nhiễm vùng kín.

a. Triệu chứng tiểu rắt ở phụ nữ

Như thế nào là tiểu rắt? Bản thân việc đi tiểu quá thường xuyên là biểu hiện tiểu rắt mà bạn có thể nhận thấy. Theo Cleveland Clinic, với phụ nữ không mang thai, đi tiểu nhiều hơn từ 4 đến 8 lần mỗi ngày (tùy thuộc vào lượng nước bạn uống mỗi ngày) được xem là tiểu rắt.

Ngoài ra, một số triệu chứng tiểu rắt có thể là dấu hiệu báo động những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nếu đi cùng với các biểu hiện như:

  • Khó tiểu
  • Đau bụng dưới
  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Tiểu buốt, tiểu không tự chủ
  • Có máu trong nước tiểu
  • Nước tiểu đục, hoặc đổi màu, hoặc có mùi bất thường
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.

b. Đối tượng có khả năng bị tiểu rắt cao

Tình trạng tiểu rắt ở phụ nữ thường phổ biến hơn vào một số thời điểm nhất định trong cuộc đời, hoặc khi nữ giới đang có các bệnh lý tiềm ẩn khác. Phụ nữ có nhiều khả năng bị tiểu rắt hơn nếu họ gặp các tình trạng sau:

  • Ở độ tuổi trung niên
  • Mang thai
  • Bị phì đại tuyến tiền liệt
  • Bị đái tháo đường.

2. Nguyên nhân gây tiểu rắt ở nữ

Đa phần nguyên nhân gây tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ bắt nguồn từ các vấn đề ở đường tiết niệu, bao gồm:

  • Thận
  • Bàng quang
  • Niệu quản (các ống nối thận với bàng quang)
  • Niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể).

Ngoài ra tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ở phụ nữ có thể hình thành từ nhiều nguyên nhân sinh lý và bệnh lý khác. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
  • Sưng và nhiễm trùng niệu đạo
  • Hội chứng bàng quang hoạt động quá mức
  • Viêm âm đạo (sưng, tiết dịch âm hộ và âm đạo)
  • Các vấn đề liên quan đến thần kinh
  • Thường xuyên nạp caffein.

Những nguyên nhân ít phổ biến hơn khiến phụ nữ tiểu rắt gồm có:

  • Sử dụng rượu
  • Căng thẳng, hoặc rối loạn lo âu
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2
  • Tác dụng của thuốc lợi tiểu
  • Hẹp niệu đạo
  • Nhiễm trùng thận
  • Viêm bàng quang kẽ
  • Ung thư bàng quang (rất hiếm gặp)
  • Xạ trị vùng chậu để điều trị một số bệnh ung thư
  • Khối u hoặc tăng trưởng trong khung chậu
  • Một số bệnh về não, hệ thần kinh
  • Đột qụy

Tiểu rắt có nguy hiểm không?

Tiểu rắt ở nữ bắt nguồn từ nhiều vấn đề về bệnh lý và sinh lý khác nhau. Điều này cũng có nghĩa là mức độ nghiêm trọng của chứng tiểu rắt sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân đằng sau.

“Bạn không thể tự xác định rằng tiểu rắt có nguy hiểm hay không. Mức độ nghiêm trọng chỉ có thể đánh giá chuẩn xác khi bạn được kiểm tra và chẩn đoán chuyên khoa. Trong tình huống không được điều trị và chăm sóc đúng cách, tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm do các bệnh lý tiềm ẩn gây ra.”

3. Điều trị tiểu rắt ở nữ

Để điều trị cụ thể chứng tiểu rắt ở nữ, bác sĩ cần xác định được nguyên nhân bệnh lý phía sau. Các bác sĩ có thể hỏi bạn một số vấn đề sức khỏe để xác nhận triệu chứng. Bạn nên chuẩn bị trước những thông tin như:

  • Bạn đang dùng thuốc gì?
  • Bạn thường uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
  • Bạn có uống rượu hoặc caffein không?
  • Gần đây, bạn có uống nhiều nước hơn bình thường không?

Trong khi thăm khám, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm, gồm có:

  • Phân tích nước tiểu
  • Nuôi cấy nước tiểu
  • Soi bàng quang
  • Xét nghiệm niệu động học (đo áp suất trong bàng quang)
  • Siêu âm (chẳng hạn như siêu âm bụng, hoặc siêu âm vùng chậu)
  • Kiểm tra hệ thống thần kinh (đối với một số vấn đề khẩn cấp).

Khi nào tôi nên đi khám?

Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra nếu tình trạng đi tiểu thường xuyên không thuyên giảm, hoặc nếu như:

  • Bạn không thể xác định được nguyên nhân rõ ràng (chẳng hạn như: uống nhiều nước, rượu hoặc caffein)
  • Giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày của bạn bị gián đoạn
  • Bạn đang gặp các vấn đề về tiết niệu khác
  • Bạn tiết nhiều dịch âm đạo hơn.

Ngoài ra, bạn hãy đi khám ngay lập tức nếu đi tiểu thường xuyên và gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Đau lưng, đau bên sườn
  • Đau bụng dưới, đau háng
  • Nôn mửa hoặc ớn lạnh
  • Tăng cảm giác khát nước hoặc thèm ăn
  • Giảm cân đột ngột
  • Khó đi tiểu
  • Đau khi đi tiểu
  • Tiểu rắt ra máu (nước tiểu màu đỏ hoặc nâu sẫm)
  • Tiểu không kiểm soát
  • Mất kiểm soát bàng quang.

4. Phương pháp điều trị và phòng ngừa tiểu rắt ở nữ tại nhà

Trong trường hợp bạn chỉ bị tiểu rắt nhẹ, một số thay đổi trong thói quen có thể giúp bạn kiểm soát việc đi tiểu rắt ở nữ, bao gồm:

  • Tránh uống nước trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế lượng rượu và cafein bạn uống mỗi ngày.
  • Thực hiện bài tập Kegel cho nữ mỗi ngày để tăng cường sức mạnh cho sàn chậu.
  • Mang băng vệ sinh để tránh rò rỉ nước tiểu khi són tiểu. Đây là một giải pháp ngắn hạn bạn có thể thử trong khi đang điều trị tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ.
  • Đi tiểu đúng cách:
    • Không ngồi lơ lửng trên bệ xí khi đi tiểu;
    • Tiểu sạch hoàn toàn trong mỗi lần đi tiểu;
    • Không xịt nước thẳng vào âm đạo;
    • Lau khô vùng kín sau khi vệ sinh.

Hy vọng bạn đã nhận được những thông tin hữu ích về chứng tiểu rắt ở nữ từ bài viết.

RELATED ARTICLES

Một vài lưu ý khi lựa chọn phương pháp ngừa thai cho bản thân

Mang thai ngoài ý muốn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, thậm chí người phụ nữ còn phải...

Que tránh thai được cấy như thế nào, có đau không?

Cấy que tránh thai được đánh giá mang lại hiệu quả ngừa thai cao lên đến hơn 99%. Phương pháp này sử dụng que...

Một số tác dụng phụ thường gặp và cách hạn chế khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Uống thuốc tránh thai hàng ngày là biện pháp ngừa thai đơn giản được đông đảo cặp đôi lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều chị em...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Bài viết mới nhất

Cách giữ làn da trẻ mãi không già cho chị em

Làn da thô ráp, xuất hiện nhiều nếp nhăn, lão hóa là nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ. Đặc biệt, từ 30...

Một vài lưu ý khi lựa chọn phương pháp ngừa thai cho bản thân

Mang thai ngoài ý muốn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, thậm chí người phụ nữ còn phải...

Que tránh thai được cấy như thế nào, có đau không?

Cấy que tránh thai được đánh giá mang lại hiệu quả ngừa thai cao lên đến hơn 99%. Phương pháp này sử dụng que...

Một số tác dụng phụ thường gặp và cách hạn chế khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Uống thuốc tránh thai hàng ngày là biện pháp ngừa thai đơn giản được đông đảo cặp đôi lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều chị em...