Trẻ phát triển khỏe mạnh phụ thuộc vào nền dinh dưỡng được cung cấp trong giai đoạn nhạy cảm từ 1 – 2 tuổi. Ở giai đoạn này, các mẹ thường lo lắng không biết đã cung cấp đủ dưỡng chất cho con hay đã bị dư thừa dưỡng chất nào, trong bài này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin về chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi chóng lớn.
1. Đối với cân nặng và chiều cao cho bé 1 tuổi
– Về bé trai: Ở khoảng thể chất, bé nặng khoảng 9.6 kg, cao xấp xỉ 75 cm, mọc khoảng 6 – 8 chiếc răng sữa nhỏ. Bé có thể tự đứng, tập đi vài bước nhỏ, thậm chí có bé còn có thể vịn cầu thang. Đối với tâm sinh lý, bé có thể nhận ra bố, mẹ và gọi bố mẹ, biết phân biệt người lạ và tập nói chuyện.
– Về bé gái: Bé gái sẽ có chiều cao và cân nặng thấp hơn so với bé trai. Bé gái nặng khoảng 8.9 kg và cao khoảng 74 cm. Bé cũng vận động và có tâm sinh lý tương tự như bé trai. Giai đoạn 1 tuổi, bé đang tập nói, gọi bố, gọi mẹ hoặc những từ ngữ đơn giản. Bé có thể tự vịn thành giường để đi vài bước nhỏ đầu đời.
2. Chế độ dinh dưỡng tốt cho bé 1 tuổi
Theo tư vấn của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi tốt nhất gồm 3 bữa chính, xen kẽ vào 3 – 4 cữ bú sữa mẹ. Ngoài cháo và bột thì có thể tập cho bé ăn các thức ăn mềm như bún, phở, nui, mì.
– 3 bữa cháo/ ngày gồm 4 nhóm thực phẩm:
• 2 – 3 muỗng canh có chất đạm được băm nhuyễn (thịt, tôm, trứng, cá)
• 1 muỗng củ, rau băm nhuyễn (rau dền, bí đỏ, rau muống, cà rốt)
• 1 – 2 muỗng dầu ăn
• Có thêm bột hoặc cháo đầy chén
– 500 – 600ml sữa/ ngày
– Tráng miệng bằng sữa chua/ trái cây hoặc váng sữa
Sữa mẹ, sữa tươi cùng các chế phẩm từ sữa như phô mai rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ 1 tuổi. Vào những bữa ăn, mẹ nên tập cho bé nhai rau củ trong bữa cơm gia đình. Bên cạnh đó, mẹ cần đa dạng nguồn thực phẩm, thay đổi món thường xuyên để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Mẹ không nên lạm dụng nước hầm xương vì ăn cái sẽ tốt hơn khi chỉ uống nước.
Khi trẻ không chịu ăn cháo, mẹ không nên bắt ép mà có thể cho trẻ ăn một ít. Sau đó rồi bổ sung thêm bằng các thực phẩm khác như sữa.
3. Chăm sóc cho trẻ 1 tuổi
Trẻ 1 tuổi dễ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, vào tuổi này trẻ hay mắc bệnh dẫn đến kén ăn, bỏ ăn. Đa số trẻ ở độ tuổi từ 1 – 2 tuổi bị suy dinh dưỡng cho ăn cơm trước khi mọc đủ răng hàm nhai cơm. Thậm chí khi mẹ cắt bú sữa mẹ vào ban đêm trẻ cũng có thể bị suy dinh dưỡng, gầy và chậm lên cân. Vì vậy các mẹ nên tìm cho trẻ các thực phẩm bổ sung, đặc biệt là sữa.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ phần nào giúp các mẹ có thêm thông tin để chăm sóc cho bé toàn diện, phát triển về mọi mặt, nhanh chóng lớn khôn trong vòng tay thân yêu của gia đình.